Nhập mã HELLO10 giảm ngay 10%. Miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500K.

NHỮNG LOẠI TINH BỘT TUYỆT VỜI CHO TRẺ ĂN DẶM

NHỮNG LOẠI TINH BỘT TUYỆT VỜI CHO TRẺ ĂN DẶM

KHOAI TÂY
Giá trị dinh dưỡng: Khoai tây là món ăn dễ chế biến và dễ ăn đối với bé ăn dặm. Hơn thế, khoai tây mang giá trị dinh dưỡng cao. Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 calo. Vì khoai tây giàu tinh bột nên khi cho bé ăn khoai tây, mẹ nên giảm đi một chút cháo/ bột trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé.

Thời điểm cho bé tập ăn khoai tây: Vì khoai tây rất giàu tinh bột và không có nhiều các loại vitamin khác nên các bác sĩ dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho bé làm quen với loại củ này khi bé được 8 tháng tuổi. Lý do: thời điểm này, bé cần nhiều carbohydrate để phát triển và khoai tây có thể đáp ứng nhu cầu này.

Cách chế biến: Cách đơn giản nhất là gọt vỏ khoai tây, thái làm 4 rồi cho vào nồi hấp. Khi khoai tây chín các mẹ có thể lấy ra dầm nhuyễn cho bé ăn. Ngoài ra mẹ có thể xắt hạt lựu để bé tập ăn bốc.

Trẻ đặc biệt thích món khoai tây rán. Tuy nhiên, mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều khoai tây rán, nhất là trước bữa ăn. Bởi hàm lượng chất béo ở dầu rán khoai tây khiến trẻ nhanh ngấy và quên đi bữa ăn chính. Sử dụng nhiều khoai tây rán cũng không tốt cho sức khỏe trẻ.

NGÔ
Giá trị dinh dưỡng: Ngô chứa nhiều protein và carbohydrate, giúp bé tăng năng lượng. Tuy nhiên, ngô lại nghèo dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác và không được coi là thực phẩm an toàn cho bé mới ăn bốc.

Thời điểm cho bé tập ăn ngô: Một số chuyên gia gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn ngô khi bé được khoảng 1 tuổi. Nguyên nhân là do ngô có khả năng gây dị ứng cao; đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hóc cho bé.

Cách chế biến: Ngô được luộc chín và nghiền nhuyễn hoặc cho bé ăn cả hạt (tùy vào độ tuổi của bé). Ngoài ra, có thể tách hạt ngô, bỏ vào nồi ninh hoặc hấp cho đến khi hạt ngô chín mềm.

Trong thời tiết mùa hè mẹ nên bổ sung chè ngô cho trẻ như một món ăn điểm tâm cho cả bé và gia đình. Chè ngô có tác dụng giải nhiệt mang lại hương vị thơm ngon đảm bảo bé sẽ vô cùng yêu thích đấy

GẠO LỨT
Một số công dụng tốt phải kể đến của gạo lứt đối với trẻ nhỏ như:
Tốt cho hệ tiêu hóa: Với chất xơ dồi dào giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón của trẻ và giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả.
Tăng sức đề kháng: Hàm lượng vitamin và chất khoáng trong gạo lứt giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, phòng ngừa các bệnh hay gặp thông thường.
Cung cấp năng lượng dồi dào cho bé hoạt động, khám phá cả ngày.
Đặc biệt gạo lứt rất giàu vitamin nhóm B rất tốt cho sự phát triển về thể chất và trí não.

Với loại thực phẩm này, mẹ có thể chế biến cho trẻ thành các món như: bột gạo lứt, hay kết hợp với các nguyên liệu khác để nấu cháo gạo lứt thơm ngon mà vô cùng bổ dưỡng.

KHOAI LANG
Ngay từ giai đoạn bắt đầu ăn dặm (thời điểm 6 tháng tuổi trở đi), trẻ có thể làm quen với các món ăn chế biến từ khoai lang. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể giới thiệu một vài loại rau khác đi kèm để con làm quen với đa dạng nguồn dinh dưỡng.

Giá trị dinh dưỡng: Khoai lang giàu vitamin A và beta-carotene tốt cho thị lực. Khoai lang được xem là nguồn cung cấp tinh bột và chất xơ cực kỳ lý tưởng. Cơ thể trẻ sẽ thực hiện các công đoạn chuyển hóa tinh bột thành đường và sử dụng nó làm năng lượng cho mọi hoạt động trong ngày. Bên cạnh đó, chất xơ trong khoai lang có tác dụng kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa các chứng táo bón, khó tiêu thường gặp ở trẻ em. Ngoài ra khoai lang còn chứa nhiều vitamin quan trọng khác như vitamin A,C, E, K, vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B4, B5, B6, B9). Các khoáng chất trong khoai lang sẽ đảm bảo cho quá trình trao đổi chất diễn ra lành mạnh trong cơ thể trẻ giai đoạn ăn dặm.

Với loại thực phẩm này, mẹ có thể chế biến cho trẻ thành các món như: cháo, súp khoai lang kết hợp với các loại rau củ cùng các loại thịt.

Các mẹ đã biết thêm những cách chế biến đồ ăn cho bé nhà mình chưa nhỉ? Hãy cùng theo dõi những bài viết tiếp theo của Hanin nha!

← Bài trước Bài sau →