“Ăn dặm” là thời điểm chuyển giao quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ. Tuy nhiên thì không phải bà mẹ nào cũng có kiến thức để chuẩn bị bữa ăn dặm đủ chất dinh dưỡng cho em bé của mình. Trong bài viết hôm nay, Hanin Baby sẽ cung cấp cho các bạn các kiến thức về một bữa ăn dặm cân đối cho trẻ.
ĂN DẶM THEO ĐỘ TUỔI
Bé từ 6-7 tháng: Là giai đoạn tập ăn của trẻ nên lúc đầu chỉ cần ăn 1 bữa/ ngày, mỗi bữa ăn chỉ vài muỗng (từ ít đến nhiều) và cho bú thêm cho đủ no ngay sau khi ăn.
Từ 8-9 tháng: Ăn 2 bữa mỗi ngày,với đủ 4 nhóm thực phẩm trong mỗi bữa. Bên cạnh đó, bé vẫn bú sữa nhiều lần và bú đêm cho đủ nhu cầu tăng trưởng.
Từ 10-12 tháng: Bé ăn 3 bữa mỗi ngày. Ăn thêm trái cây tươi và các loại thức ăn mềm như phomai, bánh flan, đậu hũ đường, … và sữa vẫn không thể thiếu trong khẩu phần hàng ngày của bé.
Từ 13-24 tháng: Bé ăn 3-4 bữa mỗi ngày. Có thể tập ăn các món nước khác như bún, phở, nui, hủ tíu, miến, bánh canh, hoành thánh… để đổi món cho bé. Đến lúc này có thể đa dạng hóa các loại sữa bột, sữa tươi, sữa chua,… để bé không ngán và nên cố gắng cho uống khoảng 600ml sữa trở lên mỗi ngày. Cho bé ăn trái cây tươi 1-2 lần mỗi ngày để cung cấp đủ dưỡng chất và vitamin cho bé.
CHẾ ĐỘ VÀ NHU CẦU DINH DƯỠNG:
Chế độ dinh dưỡng của bé phải cân đối mức năng lượng của thức ăn giàu đạm, béo, vitamin; cân đối tỷ lệ đạm động vật và thực vật; hài hòa chất béo động vật và thực vật; bổ sung bột đường vừa phải; giàu vitamin và khoáng chất.
Nhu cầu của trẻ về năng lượng
- Năng lượng của trẻ sẽ tăng theo từng độ tuổi, cụ thể như sau:
- Với trẻ dưới 1 tuổi cần từ: 100 – 200 Kcal/Kg/ngày.
Với trẻ lớn hơn sẽ là: 1000 Kcal + 100 x tuổi. (với X là số tuổi của bé).
- Mẹ có thể lấy nguồn năng lượng để cung cấp cho bé thông qua các loại thực phẩm như: chất bột đường có ở trong gạo, hay trong bột mỳ, khoai, đường, mật…
Nhu cầu của trẻ về protein hay chất đạm
- Trẻ em cần nhiều đạm để xây dựng chất myelin, phát triển các mô, đổi mới tế bào, tổng hợp các men cho chuyển hoá các hooc môn, các khoáng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật.
- Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu chất đạm của bé dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 20-22g 1 ngày, từ 6-12 tháng tuổi cần từ 23-25g 1 ngày, từ 1-2 tuổi cần 28-30g 1 ngày. Chất đạm bao gồm các loại axit amin. Trứng, sữa, thịt, cá tôm, chứa axit amin cơ bản thiết yếu. Chất đạm của đậu nành và các loại đậu khác có chất lượng gần bằng đam thịt.
- 100 ml sữa mẹ cung cấp 1,5 gram protein. 100 gram thịt lợn cá nạc cung cấp trung bình 20gram protein; thịt bò 100gram cho 26 gram protein.
- Các mẹ có thể dựa vào lượng đạm có trong từng thực phẩm để chế biến những thức ăn cung cấp đủ trong từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Nhu cầu của trẻ về lipit hay chất béo
Lipit hay chất béo chiếm tới 60% thành phần của não là chất béo, đặc biệt nhiều nhất là axit photpho. Các chất khác thì chuyển thành năng lượng để não hoạt động, riêng axit này được sử dụng để tạo nên chất myelin góp phần vào dẫn truyền các xung động thần kinh. Ngoài ra, chất béo còn có tác dụng để hòa tan các vitamin A, D, E, K.
Trẻ càng nhỏ tuổi thì nhu cầu về chất béo càng cao, tỉ lệ tương đương với % về năng lượng.
Trẻ từ 0-12 tháng : 1,5 – 2,3 gram /kg cân nặng/ngày.
Trẻ từ 1-3 tuổi : 1,5 – 2 g ram 1 kg cân nặng/ngày.
Nhu cầu của trẻ về các loại vitamin
- Danh sách các loại vitamin bé cần nhất đó là: vitamin A, B1, B2, B12, C, E. Chúng có ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ của bé, giúp hình thành abbumin của hệ thần kinh, giúp phát triển khả năng tư duy… ( như vitamin A, B1, B2), đặc biệt là giúp làm chậm quá trình lão hóa của não và các tế bào khác (vitamin E).
- Có thể bổ sung cho bé các loại vitamin này nhờ các loại thịt như: thịt gà, thịt bò, cá tươi; các loại gan gà, gan lợn..; hay các loại rau như: rau cải, lá su hào, cây cải dầu, cà rốt, đậu Hà Lan.. hay các loại hạt như: đậu, lạc, vừng đen.
Nhu cầu về nước
Nước có vai trò quan trọng trong sự duy trì sự sống của con người. Nó chiếm tới 75% khối lượng cơ thể trẻ nhỏ và với trẻ lớn là 65%. Do tầm quan trọng như vậy nên hàng ngày mẹ cần theo dõi, nhắc và cho bé uống đầy đủ lượng nước cần thiết. Lượng nước bé cần theo độ tuổi sẽ là:
Trẻ nhỏ trung bình 120 – 150ml/Kg.
Trẻ lớn 50ml/Kg.
Nếu thời tiết nóng, sẽ cần gấp 2-3 lần ngày bình thường.
NHỮNG LƯU Ý KHI CHO BÉ ĂN DẶM:
Tránh những thực phẩm dễ gây hóc/nghẹn
Khi bé ăn thực phẩm quá cứng so với độ tuổi. Bé sẽ ăn được rất ít và thời gian để ăn xong 1 món này lâu hơn. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến tổng lượng mà bé ăn được trong 1 bữa.
Tăng dần số bữa ăn phù hợp với tháng tuổi
Số lượng bữa ăn sẽ phụ thuộc vào mức độ năng lượng được cung cấp từ các loại thức ăn. Với bé bú mẹ, khỏe mạnh chỉ nên ăn 1 – 3 bữa nhỏ/ngày khi bé được 6 – 8 tháng tuổi. Và 3 – 4 bữa ăn dặm từ 9 – 11 tháng. Từ khi trẻ được 12 đến 24 tháng tuổi nên cho bé ăn thêm 1 – 2 bữa phụ trong ngày. Và bữa phụ sẽ được ăn giữa các buổi chính mà bé có thể tự ăn được và dễ ăn.
Ăn uống trong và sau khi bé ốm/ bệnh
Tăng uống nhiều hơn ăn. Đặc biệt là bú nhiều sữa mẹ trong thời gian bệnh. Khuyến khích bé ăn các thực phẩm mềm, phong phú, ngon mà bé thích. Sau khi bé khỏi bệnh, cho bé nhiều thức ăn hơn và khuyến khích bé ăn nhiều hơn.
Cho bé ăn dặm cùng các thành viên trong gia đình:
Đây chính là điều giúp con ăn dặm hiệu quả và tạo thành thói quen tốt cho con. Và không nên để bất cứ thứ gì làm xao ngãng bữa cơm của con như là ti vi, điện thoại, ... Cho bé tập trung để bé có thể tận hưởng và tiêu hóa bữa ăn một cách tốt nhất.
MỘT SỐ THỰC PHẨM NÊN SỬ DỤNG VÀ HẠN CHẾ SỬ DỤNG:
NÊN SỬ DỤNG
- Các loại hoa quả: bơ, chuối, việt quất, mận khô
- Các loại rau củ: bông cải xanh, khoai tây, đậu lăng, bí đỏ
- Các loại thịt chứa nhiều sắt: các loại thịt đỏ và thịt gia cầm sẫm màu
- Sản phẩm từ sữa: sữa chua (đối với trẻ dưới 1 tuổi nên cho trẻ ăn sữa chua không đường làm từ sữa mẹ, sữa công thức)
HẠN CHẾ SỬ DỤNG:
- Mật ong: tuyệt đối không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn mật ong và các sản phẩm có chứa mật ong
- Muối và các sản phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối
- Đường và các sản phẩm chứa đường (nước trái cây đóng sẵn, sữa tươi, bánh kẹo,...)
- Các loại quả tròn, nhỏ, có khả năng gây hóc, nghẹn nên được sơ chế và chế biến cẩn thận.
Hy vọng thông qua bài viết này, Hanin sẽ một phần nào đó giúp cho các bậc phụ huynh có thêm kinh nghiệm trong việc bị những bữa ăn dặm cho con của mình!