Nhập mã HELLO10 giảm ngay 10%. Miễn phí vận chuyển với đơn hàng từ 500K.

ĐẠM (PROTEIN) – NGUỒN DINH DƯỠNG QUAN TRỌNG CHO TRẺ ĂN DẶM

ĐẠM (PROTEIN) – NGUỒN DINH DƯỠNG QUAN TRỌNG CHO TRẺ ĂN DẶM

Nhu cầu protein của trẻ nhỏ gấp đôi người lớn để xây dựng tế bào, cơ xương khớp, miễn dịch... cho giai đoạn phát triển tầm vóc và trí tuệ nhanh nhất cuộc đời. Trong năm tăng trưởng đầu tiên, trẻ có thể tăng gấp ba lần trọng lượng sơ sinh; vì vậy trẻ cần được cung cấp protein đầy đủ và từ đa dạng các nguồn để phát triển khoẻ mạnh. Hãy cùng Hanin Baby tìm hiểu các kiến thức về nguồn dinh dưỡng quan trọng này cho bé nhé.

ĐẠM LÀ GÌ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠM

Đạm hay còn được gọi là protein, là 1 trong 4 nhóm dinh dưỡng quan trọng của cơ thể con người. Đạm được coi là chất nền cho sự sống của mỗi con người, đạm được cấu tạo từ các axit amin giúp vận chuyển các phân tử đi khắp cơ thể cùng với đó cung cấp năng lượng hoạt động cả ngày cho cơ thể.

Giới chuyên gia gọi protein là chất sinh trưởng, đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ 0-6 tuổi đang trong giai đoạn phát triển tầm vóc, trí tuệ liên tục và nhanh nhất cuộc đời. Trong 2 tháng đầu đời, 50% protein trong khẩu phần ăn của bé được sử dụng để phát triển cơ thể, 50% còn lại duy trì sự sống cho các mô và cơ. Đến năm 3 tuổi, 11% lượng protein thu nạp dùng để tăng trưởng chiều cao và trọng lượng, cho hệ cơ xương chắc khỏe.

Ngoài tăng trưởng, protein còn đảm nhiệm nhiều chức năng có thể mẹ chưa biết:

  • Tạo năng lượng: Khoảng 10-15% lượng calo sử dụng hàng ngày do protein cung cấp (1g protein tạo 4 Kcal).
  • Điều tiết các cơ quan: Protein tạo ra các loại enzym, hormone giúp chuyển hoá thức ăn, vận chuyển oxy, điều hoà hệ tim mạch, cân bằng đường huyết...
  • Củng cố miễn dịch: Protein là thành phần chính tạo nên các kháng thể, giúp vết thương nhanh lành,bảo vệ khỏi những tác nhân bất lợi, duy trì miễn dịch.
  • Vận chuyển dưỡng chất: Các tế bào protein có nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng, vitamin đến các cơ quan và nội mô trong cơ thể.

Nhiều nghiên cứu cảnh báo, nếu thiếu protein kéo dài, tế bào sẽ bị tổn hại, cơ thể suy dinh dưỡng, chậm phát triển, trẻ thiếu sức, thiếu máu, dễ sinh bệnh, có thể dẫn tới tử vong.

TÁC HẠI KHI THỪA ĐẠM (PROTEIN)

Tuy đạm rất quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ, việc ăn quá nhiều đạm lại có thể gây tác hại cho bé, với những vấn đề như:

  • Rối loạn tiêu hóa, gây táo bón
  • Tổn thương thận
  • Thừa cân, gây béo phì
  • Mất cân bằng dinh dưỡng
  • Gây biếng ăn ở trẻ

NGUỒN ĐẠM CHO BÉ

Trong thực phẩm, đạm được chia thành 2 loại:

  1. Đạm thực vật :có trong các loại đậu đỗ như đậu nành, đậu gà, đậu lăng,...
  2. Đạm động vật: có trong các loại thịt như thịt lợn, gà, bò..., thủy hải sản như tôm, cua, cá..., trong trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa.

CHẾ ĐỘ ĂN HỢP LÝ CHO TRẺ

Đọc đến đây, các mẹ đã biết tác dụng của đạm, cũng như tác hại của việc ăn quá nhiều đạm. Vậy nhu cầu sử dụng chất đạm của trẻ nhỏ là như thế nào?

  1. Bé dưới 6 tháng tuổi cần khoảng 20-22g đạm 1 ngày
  2. Bé từ 6-12 tháng tuổi cần từ 23-25g một ngày
  3. Bé 1-2 tuổi cần 28-30g một ngày.

Hàm lượng đạm trong 100 g thực phẩm theo từng loại như sau:

  • Thịt lợn, thịt bò, thịt gà nạc: 20-21 g đạm
  • Cá, tôm (chỉ tính phần thịt): 16-18 g
  • Trứng gà/vịt 13-14 g.

Như vậy, một ngày bé 6-12 tháng tuổi cần khoảng 115-125 g thịt, bé từ 1-2 tuổi cần 140-150 g thịt.

Ăn dặm là một chuyện không hề dễ dàng vì với các bé khi hệ tiêu hóa vẫn chưa phát triển hoàn thiện và khỏe mạnh, việc ăn gì, ăn như thế nào, ăn bao nhiêu rất quan trọng. Chính vì vậy mà chúng ta cần có chế độ ăn cũng cấp đạm (protein) phù hợp với bé và các bà mẹ cần phải có kiến thức đúng, làm đúng ngay từ đầu để bé có thể phát triển toàn diện.

← Bài trước Bài sau →